Gửi người thương: Bóng nghiêng của ba đã dạy con đời thẳng ngay
Tại kỳ họp, Phó chủ tịch HĐND TP.Thủ Đức Nguyễn Hồng Điệp đã trình tờ trình, giới thiệu ông Kiều Ngọc Vũ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND TP.Thủ Đức, nhiệm kỳ 2021 - 2026 làm Chủ tịch HĐND TP.Thủ Đức.Đồng thời, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức Hoàng Tùng đã trình tờ trình, giới thiệu ông Trần Hữu Phước, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Đức làm Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức.Sau đó, đại biểu HĐND TP.Thủ Đức có mặt tại kỳ họp đã bỏ phiếu bầu nhân sự cho 2 chức danh nêu trên.Về kết quả, ông Trần Hữu Phước trúng cử chức danh Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, thay ông Nguyễn Kỳ Phùng đã được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý khu công nghệ cao TP.HCM.Theo đó, ông Kiều Ngọc Vũ trúng cử chức danh Chủ tịch HĐND TP.Thủ Đức, thay ông Nguyễn Phước Hưng, đã được điều động, phân công giữ chức Bí thư Huyện ủy H.Cần Giờ, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Phát biểu tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy TP.Thủ Đức Nguyễn Hữu Hiệp cho biết, căn cứ cơ chế Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, TP.Thủ Đức giới thiệu 2 nhân sự nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy.Với nhân sự được bổ sung, ông Nguyễn Hữu Hiệp nhìn nhận cần phát huy thế mạnh, nhanh chóng bắt nhịp công việc, đoàn kết để cùng lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đưa TP.Thủ Đức phát triển thành một trung tâm thông minh, có chất lượng sống tốt, phát triển bền vững."Việc xây dựng tốt bộ máy TP.Thủ Đức không chỉ có ý nghĩa riêng cho thành phố, mà còn có giá trị nghiên cứu, học tập, định hình một mô hình chính quyền đô thị, để sắp tới nhân rộng xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM, với 4 - 5 thành phố mới. Từ đó, xây dựng TP.HCM trở thành một đô thị đa trung tâm", ông Hiệp thông tin. Hồi tháng 1.2021, TP.Thủ Đức được thành lập. Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều động ông Trần Hữu Phước, khi đó là Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đến Thành ủy TP.Thủ Đức, giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Đức, nhiệm kỳ 2019 - 2024.Ông Trần Hữu Phước, 51 tuổi, quê quán TP.Thủ Đức, TP.HCM, có trình độ thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, cử nhân khoa học giáo dục chính trị, cao cấp lý luận chính trị.Cũng trong đợt này, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều động ông Kiều Ngọc Vũ, khi đó là Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, đến Thành ủy TP.Thủ Đức, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.Thủ Đức. Ông Kiều Ngọc Vũ, 48 tuổi, quê quán H.Bình Chánh, TP.HCM, có trình độ thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, cử nhân vật lý, cao cấp lý luận chính trị.Toyota hé lộ Land Cruiser Se chạy bằng điện, kích thước ngang VinFast VF 9
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.
Ngày đầu xuân ở Trường Sa
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
Khi mang về Việt Nam nuôi, mèo được chăm sóc kỹ, thường xuyên đưa đi spa để dưỡng lông. Về chế độ dinh dưỡng, chị Trinh cho mèo ăn thịt tươi như bò, chim cút, gà là chính, ngoài ra bữa phụ còn có hạt và pate, vitamin.
Một cuộc đời đáng sống
Theo nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về thành lập Sở Xây dựng (trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng), sau đó UBND tỉnh đã quyết điều động, bổ nhiệm Ban giám đốc Sở Xây dựng gồm 8 người.Cụ thể, bổ nhiệm ông Huỳnh Anh Minh (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GT-VT) làm giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương. Ngoài ra, còn 7 phó giám đốc, gồm: ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, ông Bồ Kỹ Thuật, ông Nguyễn Vĩnh Toàn, ông Trần Sĩ Nam (cùng là Phó giám đốc Sở Xây dựng cũ); ông Nguyễn Hữu Tuấn; ông Nguyễn Chí Hiếu và ông Nguyễn Thanh Thuận (cùng là Phó giám đốc Sở GT-VT cũ).Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT), UBND tỉnh Bình Dương điều động, bổ nhiệm ban giám đốc sở này gồm 7 người.Cụ thể, ông Phạm Văn Bông (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN-PTNT) được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Các phó giám đốc gồm: ông Hồ Trúc Thanh, ông Lê Thanh Tâm và ông Võ Thành Giàu (cùng là Phó giám đốc Sở NN-PTNT); bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, ông Phạm Xuân Ngọc và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (cùng là Phó giám đốc Sở TN-MT).Sở Tôn giáo và Dân tộc mới thành lập (trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh). Ban giám đốc gồm có 3 người.Cụ thể, ông Trịnh Đức Tài (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tôn giáo và Dân tộc. Các phó giám đốc gồm: ông Thái Trần Quốc Bảo (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh) và ông Nguyễn Khánh Toàn (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Dương).Các sở còn lại gồm Sở Tài chính Bình Dương có 1 giám đốc và 6 phó giám đốc; Sở Nội vụ gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc; Sở KH-CN có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.